Làm thế nào để sử dụng phân hệ Lương trên phần mềm

Navigation:  7. Câu hỏi thường gặp > Lương >

Làm thế nào để sử dụng phân hệ Lương trên phần mềm

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Show/Hide Hidden Text

Để sử dụng phân hệ Tiền lương trên phần mềm, trước hết anh/chị cần khai báo các thông tin ban đầu như sau:

hmtoggle_plus11. Khai báo thông tin ban đầu

Vào Danh mục, chọn lần lượt các danh mục sau để tiến hành khai báo:

- Khai báo Phòng ban: xem hướng dẫn chi tiết tại đây hoặc nhấn phím F1 để xem hướng dẫn sử dụng.

- Thiết lập quy định về lương, thuế, bảo hiểm: xem hướng dẫn chi tiết tại đây hoặc nhấn phím F1 để xem hướng dẫn sử dụng.

- Khai báo các khoản lương: xem hướng dẫn chi tiết tại đây hoặc nhấn phím F1 để xem hướng dẫn sử dụng.

- Khai báo cán bộ: xem hướng dẫn chi tiết tại đây hoặc nhấn phím F1 để xem hướng dẫn sử dụng

hmtoggle_plus12. Tính lương

Vào phân hệ Tiền lương ở ngoài Bàn làm việc:

Bước 1: Lập các bảng phát sinh (nếu có) như:

Bảng tổng hợp ngày nghỉ, làm thêm, làm đêm. Lưu ý: Nếu cán bộ có >0 ngày nghỉ thai sản được nhập trong cột nghỉ thai sản thì lương của cán bộ đó cả tháng sẽ được tính = 0.

Bảng Tổng hợp thu nhập không thường xuyên

Bảng tổng hợp Khấu trừ không thường xuyên

Bảng truy lĩnh lương

Bước 2: Lập bảng lương

Khi đó, trên bảng lương sẽ xuất hiện các thông tin về các bảng tổng hợp trên thành các cột trong bảng lương.

Bước 3: Hạch toán chi phí lương

Hạch toán toàn bộ lương phát sinh: hệ thống sẽ tự động sinh tất cả các bút toán hạch toán liên quan đến bảng lương trên cùng 1 chứng từ hạch toán 611/334: 100% và 334/332 số tiền khấu trừ vào lương.

Hạch toán trên số lương đã trừ các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn, Thuế TNCN: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán chỉ hạch toán khoản chi phí đã trừ bảo hiểm,... và hạch toán 611/334: 88,5%.

Hạch toán bảo hiểm: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán các khoản bảo hiểm khấu trừ, cơ quan đóng.

Hạch toán kinh phí công đoàn: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán các khoản bảo hiểm khấu trừ, cơ quan đóng.

Hạch toán thuế TNCN: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán thuế TNCN.

Phân bổ nguồn: Cho phép phân bổ số tiền lương theo từng nguồn. VD: Nguồn ngân sách tỉnh, nguồn học phí

Bước 4: Tính thuế TNCN

Bước 5: Trả lương

Bước 6: Nộp bảo hiểm, KPCĐ

Lưu ý các khái niệm:

Trên toàn bộ số phát sinh: Trường hợp khi nộp bảo hiểm, đơn vị thực hiện nộp toàn bộ số Bảo hiểm phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) và không xét đến số tiền ốm đau phải trả cho cán bộ trong kỳ.

Sau khi giữ lại 2% quỹ ốm đau: Trường hợp khi nộp bảo hiểm, đơn vị thực hiện giữ lại 2% quỹ ốm đau để sử dụng tại đơn vị. Chương trình sẽ tự động tính số nộp kỳ này bằng số bảo hiểm phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) - 2% tiền quỹ ốm đau được trừ từ tiền bảo hiểm xã hội cơ quan đóng.

Sau khi trừ tiền bảo hiểm trả thay lương: Trường hợp đơn vị tự cấn trừ số tiền bảo hiểm trả thay lương cho cán bộ trước khi nộp tiền bảo hiểm. Chương trình sẽ tự động tính số nộp kỳ này bằng số tiền phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) - Cột BHXH trả thay lương trên bảng lương (số tiền này sẽ được trừ vào tiền BHXH cơ quan đóng.

Bước 7: Nộp thuế TNCN